Lợi ích của xông hơi – massage

Theo bác sĩ Lê Thúy Tươi (Viện Y dược học dân tộc TP.HCM) thì: “Y học cổ truyền (YHCT) coi trọng xông hơi như một biện pháp trị “cảm phong hàn” hữu hiệu. Xông hơi giúp đuổi tà khí xâm nhập vào các đường kinh lạc gây đau nhức cơ thể. Hơi nóng từ xông hơi sẽ giúp làm giãn các mạch máu dưới da, giúp máu đến nuôi da nhiều hơn. Xông hơi còn sưởi ấm cơ thể, tinh dầu của lá xông sát trùng đường hô hấp trên, giúp cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái, hết nghẹt mũi…
– Xông hơi ướt (steambath) và xông hơi khô (sauna), mỗi cách xông mang lại một lợi ích khác nhau. Xông hơi khô thường dùng đá (sỏi) được đun nóng để làm tăng nhiệt độ phòng (khoảng 60 độ C), giúp mồ hôi vã ra rất nhiều. Còn xông hơi ướt giúp bài tiết mồ hôi, hơi nước còn làm ẩm da, các độc tố thải qua các lỗ chân lông nhờ đó giúp da mịn màng, người đang bị cảm sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn sau khi xông. Xông hơi còn giúp cơ thể phân hủy một lượng mỡ nhất định để điều nhiệt. Nếu bạn có một thực đơn ăn kiêng vừa phải cùng với xông hơi thì bạn vẫn có thể giảm béo nhẹ nhàng mà không bị nhăn da. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, lượng acid lactic ứ đọng trong các cơ, xông hơi ướt giúp giảm sự mệt mỏi, đau nhức tan biến. Xông hơi ướt cục bộ còn có thể tiến hành với những trường hợp bị viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, mụn trứng cá.
Cần phải tắm vệ sinh cơ thể trước, sau đó mới xông hơi nóng rồi lau lại bằng khăn khô sạch trước khi lên bàn massage thì mới đúng. Nếu xông hơi nóng thì ít gì cũng phải 6 giờ sau mới được tắm”. Cái sai thường gặp nữa là (nhất là ở các quý ông), sau khi ăn nhậu no say, thường “khoái” đi xông hơi – massage! Theo lương y Huỳnh Văn Quang, không được xông hơi – massage khi mới vừa ăn no xong, vì không có lợi cho sức khỏe, nhất là tim mạch! Ngoài ra, không nên xông hơi – massage khi đang bị rối loạn tim mạch, đang bị sốt cao hay đang mắc các bệnh ngoài da, đang bị bệnh chàm; phụ nữ đang có nguyệt sự, đang có thai… Điểm cần lưu ý nữa là không được xông hơi liên tục trong tuần. Theo YHCT, nếu xông liên tục như thế cơ thể sẽ bị mất nhiều dương khí (năng lượng), bên cạnh đó còn có thể bị ảnh hưởng đến tim mạch. Nếu nhu cầu cần thiết lắm thì bình quân cách 3 ngày mới xông một lần. Nếu xông liên tục sẽ làm cho cơ thể mệt hơn. Bác sĩ Lê Thúy Tươi cho rằng, nhiều chị em phụ nữ lạm dụng việc xông hơi khô thường xuyên để giảm béo là điều không nên vì việc làm cho cơ thể bị mất nước nhanh và nhiều là điều không tốt.
Ngoài ra, còn có những điểm cần lưu ý: khi xông nên hít hơi vào từ từ bằng đường mũi, rồi thở ra từ từ bằng đường miệng; sau khi xông uống một tách trà gừng nóng có pha ít đường sẽ cảm thấy sảng khoái…
Xông hơi – massage được xem là phương pháp đơn giản nhất, mà có hiệu quả để phòng và chữa bệnh trong y học dân gian, được áp dụng từ trẻ sơ sinh cho đến người già, cả nam lẫn nữ.Massage là phương pháp dùng nhiều thủ thuật và động tác khác nhau như: xoa, ấn, day, bấm, nắn trên bề mặt cơ thể giúp phòng và trị bệnh. Massage là 1 trong 8 phép trị của cốt khoa theo Y Học phương Đông. Massage có tác dụng làm giãn nở các mao mạch và tiểu động mạch; làm sạch các lớp sừng hóa trên bề mặt da; điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi, tuyến nhờn; làm tăng sự lưu thông máu; tăng cường dinh dưỡng cho da, giúp da được mịn màng, hồng hào hơn. Massage còn giúp tăng khả năng hoạt động và khắc phục tình trạng mệt mỏi của thần kinh cơ, massage mang lại lợi ích đích thực cho sinh lý cơ thể…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *